Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014

Du Học Nhật Bản - chi phí sinh hoạt ở Nhật

Chi phí sinh hoạt ở Nhật
Nhìn chung, chỉ cần nói tới Nhật hay Tokyo thì ấn tượng đầu tiên của mọi người sẽ là: đắt đỏ! mắc! Thực sự thì thời gian đầu khi mới sang Nhật, mình đã rất choáng về giá cả! Do chưa quen với tiền Yên, nhìn thấy gì cũng quy đổi ra tiền Việt, ngất ngưỡng luôn! Nhưng sống ở Nhật một thời gian, có dịp về thăm Việt Nam mới thấy thực sự thấy choáng. Vì so sánh giá bây giờ với giá ngày xưa trước khi sang Nhật, cũng ngất ngưỡng luôn! ^^
Thực ra có đắt đỏ hay không thì cũng tùy người, tùy vào định nghĩa đắt, rẻ của họ. Trong loạt bài viết lần này, Gakutomo sẽ liệt kê chi tiết các loại chi phí chính, giá cả của một số loại thực phẩm và một số số chi phí tiêu dùng khác ở Nhật để các bạn có thể hình dung được phần nào chi phí sinh hoạt ở Nhật. Có đắt đỏ hay không thì … hậu xét nhé! ;)
Mình sẽ chia các loại chi phí thành nhiều nhóm nhỏ để các bạn tiện theo dõi nhé.
Đầu tiên sẽ là nhóm các chi phí chính như tiền thuê nhà, tiền điện, nước, điện thoại…cho trường hợp ở một mình và trường hợp gia đình 3 người ở khu vực Tokyo.
 (Theo Gakutomo)
1 người
Gia đình
Thuê nhà
 ¥30,000
¥70,000
Điện
 ¥3,000
¥6,000
Nước
 ¥3,000
¥5,000
Gas
 ¥3,000
¥5,000
Internet
 ¥2,000
¥2,000
Truyền hình
 ¥0
¥2,000
Điện thoại cố định (1 máy)
 ¥0
¥2,000
Điện thoại di động (1 máy)
 ¥4,000
¥4,000
Tiền gửi xe đạp/năm
¥0
¥6,000
Tiền quản lý (nếu ở chung cư)
¥0
¥20,000
Trong tất cả các chi phí thì tiền thuê nhà có lẽ là chi phí “nặng ký” nhất! Trong đó đắt đỏ nhất là khu vực Tokyo. Nếu bạn thuê phòng hoặc căn hộ chung cư trong khu vực trung tâm Tokyo như Shibuya, Shinjuku…thì tiền thuê nhà có thể lên đến khoảng trên dưới 100,000 yên/phòng/người (đây chỉ là tiền thuê nhà không thôi, chưa bao gồm những phụ phí khác, ví dụ như tiền quản lý (nếu bạn thuê chung cư)). Tuy nhiên, nếu bạn chịu khó ở xa trung tâm hơn một chút thôi thì đôi khi bạn có thể tiết kiệm được phân nửa số tiền kể trên. Đối với phòng trọ cho các bạn sinh viên thì trung bình mất khoảng 30,000yên/người/tháng hoặc có thể rẻ hơn một chút nếu bạn share phòng.
Nếu bạn ở khu vực Kyushu thì giá thuê nhà rẻ hơn khá nhiều. Chẳng hạn 2 bạn sinh viên có thể thuê chung một căn hộ 2 phòng ngủ, phòng khách , bếp…với giá 20,000 yên/tháng (bao gồm cả Internet!).

Trong hình là giá thuê phòng ở khu Kagurazaka, một trong những khu vực cực kỳ được yêu thích ở Tokyo. Vì vậy nên 1 phòng nhỏ 20-30m2 mà giá là 80,000-100,000 yên/tháng.
Ở Nhật, ngoài những yếu tố như địa điểm (có gần trung tâm không?), diện tích nhà, chất lượng nhà (cũ hay mới? trang thiết bị trong nhà thế nào?), thì có thêm một yếu tố ảnh hưởng đến giá thuê nhà nữa, đó là có gần ga tàu hay không. Nhà càng gần ga tàu điện thì giá càng cao, và ngược lại. Nếu bạn muốn ở gần trung tâm, nhưng lại muốn tiết kiệm tiền một chút, thì có thể thuê một nơi cách xa ga tàu điện khu đấy khoảng 15-20 phút thôi thì giá sẽ rẻ đi rất nhiều. (Mình xin hẹn viết về việc thuê nhà chi tiết hơn ở một bài viết khác nhé).
Top of Form
Bottom of Form
Chi phí “nặng ký” tiếp theo phải kể đến là chi phí đi lại. Tất nhiên là còn tùy thuộc bạn ở đâu và mức độ đi lại thế nào. Ví dụ trường hợp của mình nhé. Mình sống cách ga Shinjuku khoảng 25 phút, phải đi lại bằng tàu điện vào trung tâm Tokyo hàng ngày. Mình mua thẻ đi tàu tháng của Suica hết khoảng 14,600 yên/ tháng. (Bạn xem bài viết chi tiết về thẻ Suica ở đây) Nếu bạn đi làm thì công ty sẽ trả chi phí này cho bạn, và không tính vào lương nhé (!) nên thu nhập không bị ảnh hưởng gì ;)
Tiền điện, nước, gas cũng tùy theo mức độ sử dụng của từng người, từng gia đình. Chi phí trong bảng trên đây là chi phí trung bình trong một năm của nhà mình (3 người). Đây là mức nhà mình dùng thoải mái, tức là thường xuyên dùng máy sưởi ấm, tắm nước nóng vào mùa đông, dùng máy lạnh vào mùa hè, và hàng ngày nấu ăn ở nhà…Bắt đầu từ cuối năm 2013 thì giá cả có tăng hơn trước rồi (theo chính sách hồi phục và thúc đẩy kinh tế của chính quyền hiện tại) nên bạn thêm vào khoảng 5% gì đấy nhé. Tất cả các chi phí này đều được quản lý tự động. Không có nhân viên điện lực/nước đến ghi số trên đồng hồ. Không có trường hợp hết gas. Chỉ có các nhân viên đến kiểm tra an toàn của máy móc theo định kỳ thôi (hình như 1 lần/năm).
Tiền truyền hình là phí phải trả cho NHK. Ở Nhật chỉ có NHK là phải trả tiền, vì vậy không hề có quảng cáo trên kênh này. Còn các hãng truyền hình khác như Fuji TV, Nippon TV…đều miễn phí, nên có nhiều quảng cáo (tuy nhiên mật độ không dày đặc bằng ở Việt Nam^^). Bạn có thể xem TV trên Internet để tiết kiệm khoản này.
Điện thoại cố định và Internet thì bạn có thể tiết kiệm được bằng cách gộp chung vào điện thoại đi động hoặc tablet rồi chia sẻ với PC, hoặc sử dụng Internet router di động, vừa dùng cho cả điện thoại di động khi đi ra ngoài, vừa dùng cho cả PC khi ở nhà (ví dụ Wimax). Bạn xem các bài viết về điện thoại ở đây:
Nếu bạn đi xe đạp thì cần tính thêm phí gửi xe tháng hoặc năm. Nên đăng ký gửi lâu dài cho rẻ vì nếu không tiền gửi xe 1 ngày là 100 yên. Về xe đạp thì bạn xem thêm bài viết này nhé:
Trong bài viết sau, mình sẽ chia sẻ về giá cả một số nhu yếu phẩm ở Nhật để bạn tính được tiền ăn uống ở Nhật thế nào nhé.
Trước mắt, khi tính toán chi phí, bạn lưu ý là bắt đầu từ tháng 4/2014, thuế tiêu dùng ở Nhật sẽ tăng từ 5% lên 8%, tất nhiên là sẽ áp dụng cho tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ nhé!
Ân Việt


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét